Weekly Bulletins
View AllParish News
View AllPictures
View AllLời Quý Cha
Apr 21st, 2018TẠI SAO ĐỨNG KHI ĐỌC KINH “LẠY NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG” ?
Trong mùa Phục sinh này, khi đọc kinh “Lạy Nữ vương thiên đàng” thì mọi người đứng lên. Tại sao vậy?
Trước khi trả lời câu hỏi, thiết tưởng nên tìm hiểu ý nghĩa của việc đứng, đặc biệt là trong phụng vụ. Có thể nói rằng việc đứng có ba ý nghĩa. Thứ nhất, đứng để tỏ lòng trọng kính; chẳng hạn như đang khi chúng ta đang ngồi nói chuyện mà có một người lớn đi vào phòng, thì mọi người đứng lên. Khi chào cờ, chúng ta cũng đứng. Thứ hai, đứng là tư thế sẵn sàng: khi đang đứng thì dễ di chuyển hơn là ngồi hoặc nằm. Thứ ba, đứng cũng là biểu tượng cho danh dự phẩm giá. Người nô lệ thì khúm núm cúi đầu trước ông chủ; trái lại, người tự do thì khẳng khái hiên ngang đứng thẳng. Cuộc khởi nghĩa cách mạng cũng thường được ví với “quật khởi, vùng đứng, nổi dậy”.
Các ý nghĩa vừa nói phần nào cũng được áp dụng trong phụng vụ. Thứ nhất, đứng là thái độ kính trọng. Trong truyền thống Do thái và Kitô giáo, các tín hữu đứng khi nghe công bố Lời Chúa. Chẳng hạn theo sách Nêkhêmia (8,5-7), khi ông Esdras mở sách Lề luật thì mọi người đứng dậy. Đó cũng là ý nghĩa mà chúng ta đứng lên khi nghe công bố bài Phúc âm trong Thánh lễ. Về ý nghĩa thứ hai, đứng như tư thế sẵn sàng, thì ta có thể nhận thấy trong việc cử hành bữa tiệc Vượt qua của người Do thái. Theo sách Xuất hành (12,11): họ ăn đứng, nghĩa là sẵn sàng lên đường.
Ý nghĩa thứ ba của việc đứng là biểu lộ danh dự phẩm giá. Chắc là điều này đâu có thể áp dụng được cho chúng ta khi trình diện trước Thiên Chúa cao sang?
Khi đối diện với Thiên Chúa, con người cảm thấy mình bé nhỏ như hạt cát. Vì thế phản ứng tự nhiên là sấp mình phủ phục. Vì thế thoạt tiên xem ra ý nghĩa thứ ba của việc đứng không thể áp dụng được. Thế nhưng thực tế không phải hoàn toàn như vậy. Người Do thái đứng khi cầu nguyện. Tập tục này vẫn còn duy trì vào thời Tân ước. Chẳng hạn như trong Phúc âm theo Marcô (11,25), Chúa Giêsu nói rằng: “Khi anh em đứng cầu nguyện, nếu anh em có chuyện bất bình với ai thì hãy tha thứ cho họ”. Và trong dụ ngôn về hai người lên đền thờ cầu nguyện được ghi lại ở chương 18 sách Phúc âm theo Luca, Chúa Giêsu kể lại rằng người Pharisiêu đứng thẳng nguyện rằng “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vv”; và người thâu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, vừa đấm ngực vừa thưa rằng “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Như vậy, ta thấy cả người Biệt phái lẫn người thâu thuế đều đứng khi cầu nguyện; sự khác biệt là ở chỗ tâm tình. Việc đứng khi cầu nguyện vẫn còn được duy trì trong phụng vụ Kitô giáo, cụ thể là linh mục đứng suốt trong phần phụng vụ Thánh Thể, khi đọc các lời nguyện cũng như khi đọc kinh Tạ ơn (tức là Kinh nguyện Thánh Thể). Tuy nhiên, nói thế vẫn chưa đủ để nêu bật ý nghĩa thứ ba của việc đứng. Đối với người Kitô hữu, việc đứng khi cầu nguyện còn mang thêm một ý nghĩa mới, so sánh với đạo Do thái, đó là nó biểu lộ cuộc Phục sinh của Đức Kitô, biến cố giải thoát chúng ta ra khỏi vòng tội lỗi.
Đó là chúng ta tán giải theo khoa nhân văn hiện đại, hay là dựa theo Kinh thánh vậy?
Nói theo Kinh thánh đấy chứ! Thí dụ trong thư gửi các tín hữu Galát (5,1), thánh Phaolô viết: “Chính để chúng ta được tự do mà Đức Kitô đã giải thoát chúng ta. Vậy anh em hãy đứng vững, đừng mang lấy ách nô lệ một lần nữa”. Trong thư gửi Êphêsô (5,14), thánh Phaolô cũng trưng dẫn một thánh thi: “Tỉnh giấc đi, hỡi người còn đang ngủ. Từ chốn tử vong, trỗi dậy đi nào”.
Đó là nói đến sự đứng lên theo nghĩa bóng, chứ đâu phải là đứng khi cầu nguyện?
Thánh Phaolô chưa nói rõ ràng như vậy, nhưng khi sang thời các giáo phụ, thì ta thấy nhiều chứng tích rõ ràng, chắc hẳn còn ảnh hưởng đến ngày nay. Theo ông Tertullianô, (De Oratione, 23) các tín hữu đứng vào các ngày Chúa nhật và Lễ Phục sinh như để biểu lộ niềm vui của sự phục sinh. Hơn thế nữa, ông còn cấm các tín hữu không được quỳ trong mùa Phục sinh (De corona militis 3). Ông Tertullianô sống tại Bắc Phi vào đầu thế kỷ III. Thánh Hiêrônimô cũng tán đồng với truyền thống này: “Mùa Phục sinh là thời kỳ hân hoan và khải hoàn. Vì thế cấm ăn chay và cầu nguyện” (Epist. ad Ephes., Prol.). Cũng nên biết là hiện nay, không những chúng ta đứng khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng trong mùa Phục sinh, nhưng chúng ta cũng đứng khi đọc kinh Truyền tin các ngày Chúa nhật, bởi vì ngày Chúa nhật tưởng niệm Chúa Phục sinh. Nên biết là công đồng Nixêa (canon 20) cấm quỳ gối trong Thánh lễ ngày Chúa nhật và trong mùa Phục sinh, bởi vì sự quỳ gối mang tính cách thống hối đền tội, không thích hợp với hoàn cảnh. Dù sao, ngoài sự biểu lộ niềm hân hoan Phục sinh, các giáo phụ còn gán cho việc đứng khi cầu nguyện một ý nghĩa nữa, đó là chờ đón Chúa Quang Lâm. Có lẽ tư tưởng này dựa theo Sách Khải huyền (7,9) khi thánh Gioan mô tả một đoàn người đông đảo thuộc mọi dân mọi nước đứng trước ngai, tung hô Chúa Kitô.
Nói như vậy thì trong mùa Phục sinh, ta phải đứng để cầu nguyện chứ không được phép quỳ hay sao?
Như đã nói trên đây, trong Thánh lễ, linh mục đứng quanh năm ngày tháng, chứ không riêng gì trong mùa Phục sinh. Vào thời cổ, người Kitô hữu có thói quen đứng khi đọc kinh, như ta thấy nhiều bức tranh trong các hang toại đạo. Tuy nhiên, đó là nói khi cầu nguyện chung, chứ khi cầu nguyện tư thì không ai cấm ta quỳ gối cả. Chính ông Tertullianô, một đàng thì cấm quỳ gối trong mùa Phục sinh, nhưng đồng thời ông cũng nói rằng lúc nào cầu nguyện thì cũng phải quỳ gối (De oratione 23). Thực ra, không có gì mâu thuẫn hết. Khi đọc kinh chung trong Mùa Phục sinh, thì ông yêu cầu các tín hữu đứng để bày tỏ niềm hân hoan, chứ thường thì nên quỳ gối lúc cầu nguyện. Ta đọc thấy nhiều đoạn văn Kinh thánh nói đến việc quỳ gối cầu nguyện như tư thế khiêm tốn, khẩn nài hoặc thờ lạy Chúa cao cả. Chẳng hạn như thánh vịnh 95 mở đầu Kinh sáng mỗi ngày: “Hãy vào đây, ta cúi mình phủ phục, quỳ trước tôn nhan Chúa là Đấng dựng nên ta”. Thánh Phaolô, trong thư gửi Êphêso (3,14), viết rằng: “Tôi quỳ gối trước mặt Chúa Cha là nguồn gốc mọi tình phụ tử”. Nhất là chúng ta đừng nên quên Chúa Giêsu đã quỳ gối cầu nguyện trong vườn Cây Dầu. Các nhà chú giải đã nêu ra một nhận xét khá lý thú, đó là thánh Luca (22,41) thì viết rằng Chúa Giêsu quỳ gối, còn thánh Matthêu (26,39) lại nói Chúa Giêsu sấp mặt xuống đất. Sự thực thì như thế này. Độc giả của thánh Matthêu là người Do thái, và thái độ phủ phục xuống đất khi cầu nguyện là chuyện thường tình. Trái lại, độc giả của thánh Luca là người Hy-lạp, họ chỉ biết quỳ chứ không biết phủ phục; vì thế mà Luca đã sửa lại lối hành văn. Thánh Luca cũng còn mô tả ông Stêphanô quỳ gối cầu nguyện (chương 7,60) hoặc thánh Phaolô quỳ gối cầu nguyện tại Milêtô (chương 20,26). Trong phụng vụ Rôma hiện nay, quỳ gối diễn tả cách riêng sự thống hối và sự thờ lạy. Vì thế không lạ gì mà khi thờ lạy Mình Thánh Chúa, người ta quỳ gối. Trước đây, việc quỳ gối mang tính cách thống hối. Vì thế các hối nhân phải quỳ gối trong suốt buổi cử hành phụng vụ. Và việc ngăn cấm quỳ gối trong mùa Phục sinh nói trên đây cũng vì lý do đó.
Quỳ gối với bái gối có gì khác nhau không?
Có người coi sự bái gối như một hình thức giản lược của sự quỳ gối, nghĩa là; thay vì quỳ hai gối thì ta quỳ một gối. Thế nhưng, có người giải thích nguồn gốc cách khác: sự bái gối bắt nguồn từ hình thức cung kính dành cho các vua chúa, hoặc đồ vật thánh. Dù giải thích thế nào đi nữa, thì trong khi mà Giáo hội tiên khởi chấp nhận dễ dàng sự quỳ gối khi cầu nguyện, nhưng lại ngăn cấm việc bái gối. Theo vài sử gia, có lẽ tại vì việc bái gối có liên quan đến tục lệ thờ lạy hoàng đế trong xã hội Rôma; nhưng cũng có thể bởi vì nhớ đến cử chỉ nhạo báng của quân lính đối với Chúa Giêsu trong hồi tử nạn. Thánh Matthêu (27,19) cũng như thánh Marcô (15,18) đều thuật lại rằng quân lính khoác cho Người một tấm vải điều, kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, rồi bái gối và nói: “Vạn tuế đức vua dân Do thái”. Tuy nhiên, dần dần tục lệ này cũng được chấp nhận trong phụng vụ, được coi như một cử chỉ thờ lạy vắn tắt. Từ thế kỷ IV, các tín hữu bái gối thờ lạy thánh giá; và công đồng Nixêa II (năm 787) cho phép bái gối trước ảnh tượng thánh. Ngày nay, trong thánh lễ, linh mục bái gối khi đến trước bàn thờ có đặt Mình Thánh Chúa, và bái lạy sau khi dâng Mình và Máu Thánh Chúa.
Nhưng mà ở Việt Nam, thay vì bái gối thì cúi mình. Phải chăng, đây là một tục lệ của riêng dân tộc mình?
Không phải chỉ tại Việt Nam mới có tục cúi mình. Chúng ta thấy người Hoa và Nhật mỗi khi chào nhau đều cúi mình. Hơn thế nữa, việc cúi mình đã được nói tới trong Kinh thánh Cựu ước. Một cách tiêu cực, người tín hữu không được bái cúi trước các thần linh (sách Xuất hành 23,24). Một cách tích cực, thánh vịnh 95 mời gọi muôn dân hãy đến cúi mình trước tôn nhan Chúa là Đấng dựng nên ta. Việc cúi mình đã được sử dụng từ lâu trong phụng vụ La-tinh, đặc biệt là tại các đan viện và tu viện. Ngày nay, bên Âu Mỹ nhiều người cũng cúi mình thay vì bái gối khi ra vào thánh đường.
Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.
Các Bài Viết Khác:
- Ngày Lễ Khánh Thành Linh Đài Đức Mẹ La Vang -Oct 9th, 2021
- Tâm Tình Tạ Ơn Của Người Mục TửCùng Tạ Ơn Chúa Năm... -Feb 12th, 2021
- Sống bác ái, hiệp thông để cùng nhau thăng tiến -Sep 5th, 2020
- CÔNG VIỆC MỤC VỤ XỨ ĐẠO CỦA QUÝ CHA VÀ BAN THƯỜNG... -May 16th, 2020
- Tâm Tình Người Mục Tử giữa cơn đại dịch viêm phổi 4... -Apr 25th, 2020
- TÂM TÌNH NGƯỜI MỤC TỬ (2) -Mar 28th, 2020
- 19 tháng 3 lễ thánh Giuse Sống Đức Tin Theo Gương Thánh... -Mar 13th, 2020
- Chúa Nhật II Mùa Chay A -Mar 6th, 2020
- Tại sao kính thánh Giuse vào tháng ba? -Feb 29th, 2020
- Thứ Tư Lễ Tro: Lịch sử và ý nghĩa thần học phụng... -Feb 22nd, 2020
- Đức Chúa để mắt nhìn xem những ai kính sợ Người -Feb 14th, 2020
- Vì Sao Người Công Giáo Cầu Xin Thánh Rôcô Trước Đại Dịch... -Feb 7th, 2020
- Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Chúa Nhật Lời Chúa đầu... -Feb 2nd, 2020
- Thư Mục Vụ của Giáo Phận Công Giáo Alberta và Northwest Territories... -Jan 19th, 2020
- TÔN KÍNH TỔ TIÊN -Jan 10th, 2020
- Tóm tắt sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Hoà... -Jan 3rd, 2020
- Gia đình cộng đoàn yêu thương -Dec 27th, 2019
- Đón Mừng Giáng Sinh bằng việc Trưng Bày Máng Cỏ -Dec 20th, 2019
- GIOAN TẨY GIẢ ĐÃ TÌM THẤY -Dec 15th, 2019
- HÃY THỐNG HỐI, VÌ NƯỚC TRỜI GẦN ĐẾN -Dec 7th, 2019
- Tháng Mười Một : Tháng của yêu thương và cho đi -Nov 16th, 2019
- Ích lợi của việc xin lễ cầu cho các linh hồn luyện... -Nov 11th, 2019
- Tháng các linh hồn: ‘tương tác’ với ông bà tổ tiên -Nov 1st, 2019
- Tóm Lược Về Mục "Tôi Tin Hằng Sống Vậy" -Oct 25th, 2019
- CHUỖI MÂN CÔI - LỜI KINH CỦA GIA ĐÌNH VÀ CHO GIA... -Oct 18th, 2019
- NGUỒN GỐC LỄ TẠ ƠN -Oct 14th, 2019
- Không ai có thể được cứu độ nhờ tiền -Sep 21st, 2019
- Cha Humbert Kilanowski, loan báo Tin Mừng qua bóng chày -Sep 16th, 2019
- ĐỂ LÀM MÔN ĐỆ CHÚA YÊU -Sep 6th, 2019
- Cuộc đời ngắn ngủi nhưng thánh thiện của Nicola Perin -Aug 31st, 2019
- Câu chuyện “tượng Đức Mẹ bị vỡ”: từ bãi rác đến cuộc... -Jul 19th, 2019
- Ý Nghĩa Và Lịch Sử Của Đại Lễ Kính Mình và Máu... -Jun 21st, 2019
- SỐNG YÊU THƯƠNG VÀ HIỆP THÔNG -Jun 14th, 2019
- Tình yêu của Chúa Kitô giúp chúng ta yêu những người “ở... -May 31st, 2019
- Đức Mẹ đã hứa ban 15 ơn lành cho những ai siêng... -May 3rd, 2019
- Đôi Nét Lịch SửNgày Lễ Lòng Chúa Xót Thương -Apr 26th, 2019
- Ý NGHĨA LỄ LÁ 9 điều cần biết về lễ Lá -Apr 12th, 2019
- TỘI VÀ LỖI KHÁC NHAU THẾ NÀO? -Apr 5th, 2019
- Con người của Mùa Chay -Mar 29th, 2019
- Hãy hoán cải vì Chúa giầu lòng xót thương -Mar 22nd, 2019
- Sứ điệp Mùa Chay 2019 của Đức thánh cha Phanxicô -Mar 17th, 2019
- CẦN HIỂU THÊM VỀ LUẬT ĂN CHAY VÀ KIÊNG THỊT -Mar 8th, 2019
- TUẦN CẦU NGUYỆN CHO HIỆP NHẤT CÁC TÍN HỮU KITÔ 2019 -Jan 25th, 2019
- NĂM 2018, GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM CÙNG ĐỒNG HÀNH -Jan 13th, 2019
- LỄ HIỂN LINH NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA -Jan 6th, 2019
- Ý nghĩa Hang đá Bê lem -Dec 30th, 2018
- NGƯỜI ĐỌC SÁCH THÁNH TRONG THÁNH LỄ -Dec 23rd, 2018
- 3rd Sunday of Advent C -Dec 15th, 2018
- MÙA GIÁNG SINH 2018 CÓ GÌ LẠ TẠI GIÁO XỨ THÁNH VINH... -Dec 4th, 2018
- Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới... -Nov 24th, 2018
- MỪNG NĂM THÁNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM (1988-2018) -Nov 17th, 2018
- Về việc xin lễ cho các linh hồn mồ côi và thai... -Nov 9th, 2018
- THAM DỰ THÁNH LỄ NUÔI SỐNG LINH HỒN, PHÁT TRIỂN GIÁO XỨ... -Nov 2nd, 2018
- Cầu nguyện cho người khác bằng Kinh Mân Côi -Oct 27th, 2018
- SUY NIỆM LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI -Oct 19th, 2018
- Sức Mạnh Của Chuỗi Mân Côi -Oct 17th, 2018
- LỜI MỜI GỌI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA VIỆT NAM Ở KHẮP NƠI... -Oct 8th, 2018
- Hành hương Đền Thánh Giuse ở Montreal Canada (tiếp theo) -Sep 28th, 2018
- Hành hương Đền Thánh Giuse ở Montreal Canada -Sep 21st, 2018
- Ý nghĩa bức họa Các Thánh Tử Đạo Việt Nam -Sep 15th, 2018
- Mừng 30 năm các Thánh tử đạo Việt Nam -Sep 7th, 2018
- Tình Nghĩa Gia Đình Theo Gương Tiền Nhân -Sep 2nd, 2018
- Ba ngày Đại Hội Thánh Mẫu -Aug 25th, 2018
- Sứ Điệp Mẹ La Vang -Aug 22nd, 2018
- Mẹ La Vang Mẹ của người bị áp bức -Aug 9th, 2018
- Sống Bác Ái Theo Gương Các Tiền Nhân -Aug 2nd, 2018
- THỪA TÁC VIÊN NGOẠI THƯỜNG TRAO MÌNH THÁNH CHÚA -Jul 27th, 2018
- CHUYỆN MỘT NGÀY VÀ CHUYỆN MỘT ĐỜI -Jul 20th, 2018
- Lễ Hội Trong Đời Sống Gia Đình -Jul 9th, 2018
- THƯ CÔNG BỐ NĂM THÁNH TÔN VINH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT... -Jun 29th, 2018
- CẦU NGUYỆN TRONG GIA ÐÌNH -Jun 25th, 2018
- HẠT GIỐNG -Jun 15th, 2018
- CẦU NGUYỆN TRONG GIA ĐÌNH -Jun 11th, 2018
- LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ, VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ -Jun 1st, 2018
- NGƯỜI ĐỌC SÁCH THÁNH TRONG THÁNH LỄ -May 30th, 2018
- Mười lời khuyên của ĐGH Phanxicô để nên Thánh -May 23rd, 2018
- Thiên Đàng Tuổi Thơ -May 23rd, 2018
- Tháng Hoa Mừng Kính Đức Mẹ Maria -May 5th, 2018
- Trước hiện tượng tôn giáo ‘Hội Thánh Đức Chúa Trời’, Ki-tô hữu... -Apr 27th, 2018
- Giáo Dục Đức Tin Cho Con Cái -Apr 14th, 2018
- Tam Nhật Thánh: Suy niệm về Sự Chết và Sự Sống Lại,... -Apr 7th, 2018
- Phục sinh bắt đầu với hành trình sứ vụ và loan báo... -Apr 1st, 2018
- Đừng nghĩ mình cao hơn -Mar 24th, 2018
- Tại sao tôi sợ đi xưng tội? -Mar 16th, 2018
- THÁNH GIUSE SỐNG ƠN GỌI BẢO VỆ CHÚA GIÊSU VÀ ĐỨC MẸ -Mar 11th, 2018
- Giáo Dục Con Cái Nên Người -Mar 5th, 2018
- Tâm Tình Tạ Ơn Chúa Đầu Năm -Feb 24th, 2018
- Sứ điệp Mùa Chay 2018 của ĐGH Phanxicô -Feb 17th, 2018
- GIÁO XỨ HỢP NHẤT -Feb 17th, 2018
- Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam -Feb 6th, 2018
- LINH ĐẠO GIÁO DÂN (phần II) -Feb 8th, 2018
- Linh đạo giáo dân (phần I) -Jan 20th, 2018
- TÂM TÌNH CỦA NGƯỜI PHỤC VỤ NGÀY ĐẦU NĂM 2018 -Jan 13th, 2018
- TẠI SAO GỌI LÀ LỄ BA VUA? -Jan 6th, 2018
- TÂN BAN THƯỜNG VỤ (2018-2020) -Dec 30th, 2017
- THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM DÂN NGƯỜI -Dec 22nd, 2017
- Cảnh hang đá, cây thông Giáng Sinh là những dấu hiệu giúp... -Dec 16th, 2017
- Ai chờ mong ai ? -Dec 8th, 2017
- SỐNG MÙA VỌNG -Dec 2nd, 2017
- Tại Sao Chúng Ta Phải Cầu Nguyện Cho Các Linh Hồn? -Nov 26th, 2017
- TRAO QUYỀN MỤC TỬ TẠI GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM -Sep 4th, 2017
- NHẬM CHỨC GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM -Aug 24th, 2017
- NGÀY TRAO NHIỆM VỤ MỤC TỬ GIÁO XỨ THÁNH VINH SON LIÊM... -Aug 18th, 2017
- Kính thưa quý thành viên Hội Đồng Mục Vụ, Hội Đồng Tài... -Aug 11th, 2017
- Đón Nhận Nhiệm Vụ Tại Giáo Xứ Thánh Vinh Sơn Liêm 01/08/2017... -Aug 4th, 2017