Weekly Bulletins
View AllParish News
View AllPictures
View AllLời Quý Cha
Jun 15th, 2018HẠT GIỐNG
Vào một đêm nọ, người phụ nữ nằm mơ. Chị thấy mình bước vào một siêu thị. Khách hàng tấp nập. Có một quày hàng đặc biệt, người ta chen chân không lọt. Chị ngạc nhiên thấy Chúa Giêsu đứng bán ở quày hàng này.
Chờ đợi đến phiên mình, chị hỏi: Chúa mà cũng bán hàng sao? Chúa bán cái gì ở đây vậy?
Chúa trả lời: Ta bán mọi sự con đang ước muốn trong trái tim con.
Chị nói liền một hồi: Thưa Chúa, con muốn có bình an, có tình yêu, có hạnh phúc, có khôn ngoan và tự do không sợ hãi. Suy nghĩ một lúc, chị lại thêm: không chỉ cho con mà thôi nhưng còn cho chồng, cho con và cho những người thân yêu của con nữa.
Chúa mỉm cười và nói: hỡi con yêu dấu, ở đây,Ta không bán hoa trái mà chỉ bán hạt giống thôi. (Anthony de Mello).
Trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn hạt giống để rao giảng về Nước Thiên Chúa. Hình ảnh cụ thể và dễ hiểu. Nước Thiên Chúa giống như người nông dân gieo hạt xuống đất. Hạt giống âm thầm nẩy mầm, phát triển và sinh bông hạt. Cũng vậy, hạt giống Lời Chúa được gieo vào lòng thế giới và gieo vào lòng người sẽ nảy mầm và sinh nhiều hoa trái tốt lành.
Nước Thiên Chúa là vương quốc của tình yêu và sự thật, không ngừng tăng trưởng dọc dài thời gian của lịch sử nhân loại. Không ai có thể ngăn cản sự phát triển của Nước Thiên Chúa. “Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống này nảy mầm và mọc lên, bằng cách nào thì người ấy không biết”. Sự kỳ diệu của hạt giống là vẫn âm thầm lớn lên theo quy luật tự nhiên và sẽ có một ngày nó trở thành cây cao bóng cả cho đàn chim trú ngụ. Hãy đi ra và gieo hạt giống Tin mừng, hạt giống yêu thương phục vụ, Chúa sẽ giúp hạt giống nảy mầm, lớn lên và sinh hoa kết trái nơi môi trường chúng ta đang sống.
Dụ ngôn “Hạt lúa âm thầm mọc lên” (x. Mc 4,26-29) chính là hình ảnh của Tin mừng chan hoà trong một nền văn hoá.
Hạt giống Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô đã đến với quê hương Việt Nam gần năm thế kỷ.Trước đó cả ngàn năm đã có ba tôn giáo lớn là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và Tín Ngưỡng dân gian ăn sâu vào tâm hồn người Việt Nam. Phong tục tập quán, văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, đã được nhào luyện bởi tất cả những mầm sống cũng như giới hạn các tín ngưỡng đó.
Trên nền tảng một đời sống tâm linh phong phú mà Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và nhất là Ðạo Ông Bà đã xây dựng từ hơn một ngàn năm, hạt giống Tin Mừng đã nẩy mầm và trổ sinh nhiều hoa trái. Tinh thần hiếu khách, lòng bao dung làm cho người Việt Nam sẵn sàng tiếp xúc với những người tỏ ra có thiện cảm với mình, cho dù họ từ xa đến. Với những đức tính như lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới trong gia đình, với một đời sống yêu thích tĩnh mịch và chiêm niệm, tâm hồn người Việt Nam là một mãnh đất tốt để đón nhận những giá trị thiêng liêng hàm chứa trong Tin Mừng.
Nhờ các nhà truyền giáo, từ các thế hệ tiền nhân, người Việt đã nhận lãnh nhiều điều tốt lành: những thường thức về vệ sinh, khoa học, những hiểu biết mới, những đồ vật quý hiếm cũng như những trợ giúp vật chất dù rất khiêm tốn, những nhân vật thánh thiêng đầy nhân ái... khiến họ, nhất là những người thuộc lớp bình dân, sẵn sàng đón nhận giáo lý mà những người tốt lành như vậy mang đến cho họ. Nhờ đó những tập tục phi lý và phi nhân (bùa mê, sát tế) như một gánh nặng đè lên cuộc đời của họ nay được cởi bỏ. Khi đã tìm gặp một vị thần đầy yêu thương, họ liền cảm thấy được giải thoát và tin theo.
Rao giảng Tin Mừng cho họ cần gắn liền với phát triển cuộc sống, quan tâm săn sóc sức khỏe, nâng cao văn hóa giáo dục. Người truyền giáo cần phải sống giữa những anh chị em này và chia sẽ đời sống của họ. Ðó là điều cần phải làm trước tiên và đó là chìa khóa thành công của một nhà truyền giáo thật sự. Cần huấn luyện những cá nhân trưởng thành và những tổ chức tự lập ngõ hầu những thành phần của địa phương có thể rao giảng phúc âm cho chính đồng bào của họ và cung cấp những giáo dân có đức tin vừng mạnh, có trình độ trí thức tốt, có khả năng làm việc cách hăng say giữa anh chị em mình.
Tôi có đi du lịch hành hương đất nước Hàn Quốc. Theo linh mục Piero Gheddo, thuộc Hội Truyền Giáo Nước Ngoài Milano: “Trong suốt 50 năm qua có lẽ đã không có quốc gia nào trên thế giới có được sự phát triển liên tục trên mọi bình diện chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo như Hàn Quốc. Sự phát triển mạnh mẽ này cũng xảy ra đối với Kitô giáo nữa. Thật thế, từ năm 1960 đến năm 2010, dân số Hàn Quốc từ 23 triệu đã tăng lên 48 triệu người. Lợi tức bình quân tính trên đầu người gia tăng từ 1.300 USD lên 19.500 USD hằng năm. Số Kitô hữu từ 2% tăng lên 30%, trong đó có khoảng 11% là tín hữu Công Giáo, tức khoảng 5,4 triệu. Số linh mục từ 250 lên đến 5.000”. (Nhật báo Avvenire (Tương lai), cơ quan ngôn luận chính thức của Hội đồng Giám mục Italia số ra ngày 8-4-2012).
Với hơn 5.000 linh mục hiện nay, tính bình quân, mỗi vị coi sóc 1.100 tín hữu. Hồi năm 2008, số tín hữu Công Giáo đã vượt 10% tổng số dân Hàn Quốc và gia tăng 3% mỗi năm.
Theo thống kê của Giáo Hội năm 2009, số người lãnh nhận bí tích Rửa tội đã là 159.000, và đã có 149 phó tế được thụ phong linh mục, tức gia tăng 21 vị so với năm 2008. Trong năm 2009 có 69% người Hàn Quốc thuộc lứa tuổi 23 tới 40. Điều này cho thấy người dân Hàn Quốc rất trẻ trung và tràn đầy sức sống.
Đức Hồng Y Nicholas Cheong Jin Suk, Tổng Giám mục thủ đô Seoul, cho biết trong 10 năm qua, số tín hữu Công Giáo Hàn Quốc đã gia tăng từ 3 lên đến hơn 5 triệu, khiến cho Giáo Hội Hàn Quốc là Giáo Hội tiến triển mạnh nhất châu Á. Tại Hàn Quốc, quyền tự do tôn giáo được hoàn toàn tôn trọng.
Hiện nay Giáo Hội Hàn Quốc đang sống chương trình gọi là "Rao giảng Tin Mừng hai mươi hai mươi", có nghĩa là mọi tín hữu trong Giáo Hội phải dấn thân truyền giáo làm sao để vào năm 2020, số tín hữu Công Giáo đạt tỷ lệ 20% tổng số dân Hàn Quốc, nghĩa là gia tăng gấp đôi số tín hữu hiện nay lên 10 triệu. Loan báo Tin Mừng là chia sẻ cuộc sống, một cuộc sống như chính Chúa Giêsu đã sống, là yêu thương mọi người, và yêu thương đến cùng (x. Ga 13,11), yêu thương đến nỗi dám chấp nhận hy sinh tính mạng cho những người mình yêu (x. Ga 15,13).
Một Giáo Hội khiêm nhu nhỏ bé dễ hòa mình vào giữa đại đa số những người nghèo của Châu Á. Và một Giáo Hội không quyền lực dễ gần gũi số đông những người chỉ mơ ước được làm người, được cơm no áo ấm, được học hành và có việc làm. Vì phải chăng đã đến lúc cần sáng tạo ra những "mô hình" mới của Giáo Hội như là những cộng đồng nhỏ bé, dễ hòa mình vào những cộng đồng xã hội của người nghèo: những cộng đồng nghèo hơn, ít bề thế, ít cồng kềnh, khiến người ta không còn e dè sợ hãi khi tiếp cận, gặp gỡ, những cộng đồng mở rộng hơn là khép kín. Sau cùng đó là những cộng đồng quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống toàn diện của con người, không chỉ khép kín trong đời sống thuần túy tôn giáo, nghĩa là trong việc cử hành bí tích hay phụng vụ, mà còn dấn thân trực tiếp vào việc cải thiện đời sống vật chất, nâng cao văn hóa và giáo dục cho người dân, nhất là những người nghèo. Tục ngữ Việt Nam có câu: "có thực mới vực được đạo". Giáo Hội không được sai đến để giải quyết vấn đề kinh tế xã hội... nhưng không phải vì thế mà Giáo Hội không quan tâm đến những vấn đề ấy. Chúa Giêsu đã loan báo Tin Mừng không chỉ bằng lời nói, mà Tin Mừng của Người là "làm cho người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết chỗi dậy" (Lc 7,22).
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay, truyền giáo chính là “làm muối,” “làm men,” “làm ánh sáng”... như những hình ảnh chính Chúa Giêsu đã dùng khi trao sứ mạng cho các môn đệ. Muối, men, ánh sáng thì không ồn ào áp chế, công việc của nó là âm thầm hiện diện, và chỉ cần hiện diện đúng như bản chất của mình, tự khắc môi trường xung quanh nó sẽ thấm mặn, sẽ dậy men, và sẽ đầy ánh sáng.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An. 13/Jun/2018
Các Bài Viết Khác:
- Ngày Lễ Khánh Thành Linh Đài Đức Mẹ La Vang -Oct 9th, 2021
- Tâm Tình Tạ Ơn Của Người Mục TửCùng Tạ Ơn Chúa Năm... -Feb 12th, 2021
- Sống bác ái, hiệp thông để cùng nhau thăng tiến -Sep 5th, 2020
- CÔNG VIỆC MỤC VỤ XỨ ĐẠO CỦA QUÝ CHA VÀ BAN THƯỜNG... -May 16th, 2020
- Tâm Tình Người Mục Tử giữa cơn đại dịch viêm phổi 4... -Apr 25th, 2020
- TÂM TÌNH NGƯỜI MỤC TỬ (2) -Mar 28th, 2020
- 19 tháng 3 lễ thánh Giuse Sống Đức Tin Theo Gương Thánh... -Mar 13th, 2020
- Chúa Nhật II Mùa Chay A -Mar 6th, 2020
- Tại sao kính thánh Giuse vào tháng ba? -Feb 29th, 2020
- Thứ Tư Lễ Tro: Lịch sử và ý nghĩa thần học phụng... -Feb 22nd, 2020
- Đức Chúa để mắt nhìn xem những ai kính sợ Người -Feb 14th, 2020
- Vì Sao Người Công Giáo Cầu Xin Thánh Rôcô Trước Đại Dịch... -Feb 7th, 2020
- Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Chúa Nhật Lời Chúa đầu... -Feb 2nd, 2020
- Thư Mục Vụ của Giáo Phận Công Giáo Alberta và Northwest Territories... -Jan 19th, 2020
- TÔN KÍNH TỔ TIÊN -Jan 10th, 2020
- Tóm tắt sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Hoà... -Jan 3rd, 2020
- Gia đình cộng đoàn yêu thương -Dec 27th, 2019
- Đón Mừng Giáng Sinh bằng việc Trưng Bày Máng Cỏ -Dec 20th, 2019
- GIOAN TẨY GIẢ ĐÃ TÌM THẤY -Dec 15th, 2019
- HÃY THỐNG HỐI, VÌ NƯỚC TRỜI GẦN ĐẾN -Dec 7th, 2019
- Tháng Mười Một : Tháng của yêu thương và cho đi -Nov 16th, 2019
- Ích lợi của việc xin lễ cầu cho các linh hồn luyện... -Nov 11th, 2019
- Tháng các linh hồn: ‘tương tác’ với ông bà tổ tiên -Nov 1st, 2019
- Tóm Lược Về Mục "Tôi Tin Hằng Sống Vậy" -Oct 25th, 2019
- CHUỖI MÂN CÔI - LỜI KINH CỦA GIA ĐÌNH VÀ CHO GIA... -Oct 18th, 2019
- NGUỒN GỐC LỄ TẠ ƠN -Oct 14th, 2019
- Không ai có thể được cứu độ nhờ tiền -Sep 21st, 2019
- Cha Humbert Kilanowski, loan báo Tin Mừng qua bóng chày -Sep 16th, 2019
- ĐỂ LÀM MÔN ĐỆ CHÚA YÊU -Sep 6th, 2019
- Cuộc đời ngắn ngủi nhưng thánh thiện của Nicola Perin -Aug 31st, 2019
- Câu chuyện “tượng Đức Mẹ bị vỡ”: từ bãi rác đến cuộc... -Jul 19th, 2019
- Ý Nghĩa Và Lịch Sử Của Đại Lễ Kính Mình và Máu... -Jun 21st, 2019
- SỐNG YÊU THƯƠNG VÀ HIỆP THÔNG -Jun 14th, 2019
- Tình yêu của Chúa Kitô giúp chúng ta yêu những người “ở... -May 31st, 2019
- Đức Mẹ đã hứa ban 15 ơn lành cho những ai siêng... -May 3rd, 2019
- Đôi Nét Lịch SửNgày Lễ Lòng Chúa Xót Thương -Apr 26th, 2019
- Ý NGHĨA LỄ LÁ 9 điều cần biết về lễ Lá -Apr 12th, 2019
- TỘI VÀ LỖI KHÁC NHAU THẾ NÀO? -Apr 5th, 2019
- Con người của Mùa Chay -Mar 29th, 2019
- Hãy hoán cải vì Chúa giầu lòng xót thương -Mar 22nd, 2019
- Sứ điệp Mùa Chay 2019 của Đức thánh cha Phanxicô -Mar 17th, 2019
- CẦN HIỂU THÊM VỀ LUẬT ĂN CHAY VÀ KIÊNG THỊT -Mar 8th, 2019
- TUẦN CẦU NGUYỆN CHO HIỆP NHẤT CÁC TÍN HỮU KITÔ 2019 -Jan 25th, 2019
- NĂM 2018, GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM CÙNG ĐỒNG HÀNH -Jan 13th, 2019
- LỄ HIỂN LINH NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA -Jan 6th, 2019
- Ý nghĩa Hang đá Bê lem -Dec 30th, 2018
- NGƯỜI ĐỌC SÁCH THÁNH TRONG THÁNH LỄ -Dec 23rd, 2018
- 3rd Sunday of Advent C -Dec 15th, 2018
- MÙA GIÁNG SINH 2018 CÓ GÌ LẠ TẠI GIÁO XỨ THÁNH VINH... -Dec 4th, 2018
- Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới... -Nov 24th, 2018
- MỪNG NĂM THÁNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM (1988-2018) -Nov 17th, 2018
- Về việc xin lễ cho các linh hồn mồ côi và thai... -Nov 9th, 2018
- THAM DỰ THÁNH LỄ NUÔI SỐNG LINH HỒN, PHÁT TRIỂN GIÁO XỨ... -Nov 2nd, 2018
- Cầu nguyện cho người khác bằng Kinh Mân Côi -Oct 27th, 2018
- SUY NIỆM LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI -Oct 19th, 2018
- Sức Mạnh Của Chuỗi Mân Côi -Oct 17th, 2018
- LỜI MỜI GỌI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA VIỆT NAM Ở KHẮP NƠI... -Oct 8th, 2018
- Hành hương Đền Thánh Giuse ở Montreal Canada (tiếp theo) -Sep 28th, 2018
- Hành hương Đền Thánh Giuse ở Montreal Canada -Sep 21st, 2018
- Ý nghĩa bức họa Các Thánh Tử Đạo Việt Nam -Sep 15th, 2018
- Mừng 30 năm các Thánh tử đạo Việt Nam -Sep 7th, 2018
- Tình Nghĩa Gia Đình Theo Gương Tiền Nhân -Sep 2nd, 2018
- Ba ngày Đại Hội Thánh Mẫu -Aug 25th, 2018
- Sứ Điệp Mẹ La Vang -Aug 22nd, 2018
- Mẹ La Vang Mẹ của người bị áp bức -Aug 9th, 2018
- Sống Bác Ái Theo Gương Các Tiền Nhân -Aug 2nd, 2018
- THỪA TÁC VIÊN NGOẠI THƯỜNG TRAO MÌNH THÁNH CHÚA -Jul 27th, 2018
- CHUYỆN MỘT NGÀY VÀ CHUYỆN MỘT ĐỜI -Jul 20th, 2018
- Lễ Hội Trong Đời Sống Gia Đình -Jul 9th, 2018
- THƯ CÔNG BỐ NĂM THÁNH TÔN VINH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT... -Jun 29th, 2018
- CẦU NGUYỆN TRONG GIA ÐÌNH -Jun 25th, 2018
- CẦU NGUYỆN TRONG GIA ĐÌNH -Jun 11th, 2018
- LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ, VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ -Jun 1st, 2018
- NGƯỜI ĐỌC SÁCH THÁNH TRONG THÁNH LỄ -May 30th, 2018
- Mười lời khuyên của ĐGH Phanxicô để nên Thánh -May 23rd, 2018
- Thiên Đàng Tuổi Thơ -May 23rd, 2018
- Tháng Hoa Mừng Kính Đức Mẹ Maria -May 5th, 2018
- Trước hiện tượng tôn giáo ‘Hội Thánh Đức Chúa Trời’, Ki-tô hữu... -Apr 27th, 2018
- TẠI SAO ĐỨNG KHI ĐỌC KINH “LẠY NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG” ?... -Apr 21st, 2018
- Giáo Dục Đức Tin Cho Con Cái -Apr 14th, 2018
- Tam Nhật Thánh: Suy niệm về Sự Chết và Sự Sống Lại,... -Apr 7th, 2018
- Phục sinh bắt đầu với hành trình sứ vụ và loan báo... -Apr 1st, 2018
- Đừng nghĩ mình cao hơn -Mar 24th, 2018
- Tại sao tôi sợ đi xưng tội? -Mar 16th, 2018
- THÁNH GIUSE SỐNG ƠN GỌI BẢO VỆ CHÚA GIÊSU VÀ ĐỨC MẸ -Mar 11th, 2018
- Giáo Dục Con Cái Nên Người -Mar 5th, 2018
- Tâm Tình Tạ Ơn Chúa Đầu Năm -Feb 24th, 2018
- Sứ điệp Mùa Chay 2018 của ĐGH Phanxicô -Feb 17th, 2018
- GIÁO XỨ HỢP NHẤT -Feb 17th, 2018
- Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam -Feb 6th, 2018
- LINH ĐẠO GIÁO DÂN (phần II) -Feb 8th, 2018
- Linh đạo giáo dân (phần I) -Jan 20th, 2018
- TÂM TÌNH CỦA NGƯỜI PHỤC VỤ NGÀY ĐẦU NĂM 2018 -Jan 13th, 2018
- TẠI SAO GỌI LÀ LỄ BA VUA? -Jan 6th, 2018
- TÂN BAN THƯỜNG VỤ (2018-2020) -Dec 30th, 2017
- THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM DÂN NGƯỜI -Dec 22nd, 2017
- Cảnh hang đá, cây thông Giáng Sinh là những dấu hiệu giúp... -Dec 16th, 2017
- Ai chờ mong ai ? -Dec 8th, 2017
- SỐNG MÙA VỌNG -Dec 2nd, 2017
- Tại Sao Chúng Ta Phải Cầu Nguyện Cho Các Linh Hồn? -Nov 26th, 2017
- TRAO QUYỀN MỤC TỬ TẠI GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM -Sep 4th, 2017
- NHẬM CHỨC GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM -Aug 24th, 2017
- NGÀY TRAO NHIỆM VỤ MỤC TỬ GIÁO XỨ THÁNH VINH SON LIÊM... -Aug 18th, 2017
- Kính thưa quý thành viên Hội Đồng Mục Vụ, Hội Đồng Tài... -Aug 11th, 2017
- Đón Nhận Nhiệm Vụ Tại Giáo Xứ Thánh Vinh Sơn Liêm 01/08/2017... -Aug 4th, 2017