St. Vincent Liem Parish

Lời Quý Cha

  Dec 15th, 2018

3rd Sunday of Advent C

This Sunday was called “Gaudete (Rejoice) Sunday.” “ Gaudete” là “hãy vui lên

Zephaniah 3: 14-18; Psalm 12; Philippians 4: 4-7; Luke 3: 10-18

Advent begins in a very somber tone. Looking back over the readings of the past two weeks we hear sobering warnings. On the first Sunday of Advent we were cautioned that signs in the heavens will cause people to “die of fright” (Lk 21: 25-28). Last Sunday John the Bap- tist “proclaimed a baptism of repentance” (3: 1-6).

In our tradition, this Sunday was called “Gaudete (Rejoice) Sunday.” The name was derived from the opening lines of today’s Philippians reading: “Rejoice in the Lord always, again I say rejoice... the Lord is near.” The first reading from Zephaniah is also exuberant, as the Prophet proclaims, “Shout for joy, O daughter Zion. Sing joyfully, O Israel!” The prophet is not a cheerleader in front of an excited crowd of victorious sports fans. Quite the contrary. Zephaniah has been castigating people for their sins (1:6; 2:10) and their lack of trust in God. The people were soon to face destruction at the hands of the Babylonians. Prophets saw such disasters as God’s punishment on their infidelity. To- day the prophet announces God’s judgment on the people and – surprise! – God “will come and remove the people’s guilt.” Zephaniah proclaims that even in the worst of times, God does not abandon God’s people.

Isn’t that the God we celebrate in Advent? Despite very hard times in our world, nation and church, God will not abandon us. In fact, the prophet tells us, “The Lord is in your midst.” The prophet invites us to open our eyes and ears and take note how close God is. So, have you noticed God in your midst when you: find the right words to con- sole a grieving friend; start anew after a life-altering event; experience forgiveness in the Sacrament of Reconciliation, or through the healing words of one you have offended; persevered in seeking the rights of another; shared in your parish’s efforts to feed the hungry; bought gifts for children at Christmas, etc.? These and many other experiences stir us to proclaim with Zechariah, “The Lord is in your midst!”

John the Baptist gives us clear directions how to prepare for the coming of Christ. His hearers wanted to know what they could do to be members of the coming kingdom of God. His advice to them was practical, within their reach. Share with people in need; feed the hungry; be fair in business practices and content with what you have. John backed up his words with the witness of his life. He lived an austere life in the desert; spoke frankly to people; did not curry favor with people of means and the religious hierarchy. He urged listeners who came to him to turn away from greed and in- difference and to practice love of God and love of neighbor. The people who went to John heard what they needed to know to prepare for the coming of God’s Anointed One. Did they all respond to what he told them? Apparently many did because Luke tells us he baptized people in the Jordan.

What about us during Advent? How shall we, the baptized, respond to what John tells us? During this preparing-time what do we need to change in our way of acting and how can we unclutter our lives? Who are the people we need to help because they are in physical, or emotional distress? Maybe John was a disappointment to those who went out of their way to listen to him. Were they looking for a special spiritual practice to follow? Did they expect John to tell them to adopt his rigorous way of life – praying and fasting in the desert? Or, maybe they were content with their lives, and expected John to pat them on the back, “You’re doing a good job, keep up the good work and you will be ready for the Messiah when he comes.” Well, that wasn’t what he told those who came searching: what he said was, “Change your ways!”

John was asking for ethical reform and repentance. He didn’t preach doctrine, or merely talk about Christ’s com- ing. He asked people to do things immediately and not to procrastinate, because God was about to perform a great sign for them and they needed to be alert and ready. After their long waiting the Messiah was finally coming. People who went out to hear John and who accepted his baptism, were filled with the desire to heed his words and change their lives. God was drawing close. They set a good example for us, who also yearn for the Savior to come and deliver us from what keeps us bound to our past and the ways of this world.

Despite the enthusiastic crowds who had come out to hear him, John knows he is not the One they were expecting. When that One does come, John testifies, he will baptize with the Holy Spirit and fire. The Spirit, the wind, will en- able people to separate the chaff, the useless in their lives, from the wheat that is lasting and nourishing. Jesus is the source of the Holy Spirit who connects us to God and one another; our life energy. The Spirit enables us to live the simple lives of integrity and commitment that John called his hearers to follow. The Spirit inspires, directs and enables us to follow and persevere in the way Jesus has shown us. His life is not reserved to just a few compatible and determined followers. Instead, because of the Spirit, all are invited and moved to respond to the One we are preparing this1 Advent to receive.

Chúa Nhật thứ III Mùa Vọng Năm C: được gọi: “Gaudete” là “hãy vui lên”

Mùa Vọng bắt đầu với lời văn đượm buồn. Nhìn lại các bài đọc trong hai tuần trước, chúng ta thấy có lời kêu gọi hãy gẫm suy một cách nghiêm túc. Trong Chúa Nhật thứ nhất chúng ta được cảnh báo về việc trời đất sẽ lay chuyển sẽ khiến mọi người “lo sợ cái chết” (Lc 21:25-28). Chúa Nhật vừa qua ông Gioan Tẩy Giả kêu gọi thực hiện phép rửa để sám hối (Lc 3:1-6).

Theo truyền thống, Chúa Nhật này được gọi là “ Gaudete” là “hãy vui lên “. Đó là bởi lời mở đầu của bài trích thơ thánh Phaolô tông đồ gởi cho tín hửu Philipphê “Anh em hãy luôn vui trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại: vui lên anh em... Chúa đã gần đến” Bài trích sách ngôn sứ Xôphônia cũng kêu gọi Xion hãy vui mừng “Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Xion, hò vang dậy đi nào, nhà Israel hỡi!”.

Ngôn sứ không phải là người cổ vũ đội banh trong sân vận động đầy phấn khích của người hâm mộ chiến thắng. Trái lại, ngôn sứ Xôphônia là một ngôn sứ khiển trách dân chúng về những lỗi phạm của họ. (Xp 1:6, 2:10) Vì họ không trung thành tin cậy vào Đức Chúa. Họ sẽ bị trừng phạt dưới bàn tay của dân Babylon. Các ngôn sứ loan báo sự trừng phạt của Thiên Chúa, vì dân chúng không trung thành với Đức Chúa. Hôm nay ngôn sứ loan báo sự phán xét của Đức Chúa trên dân chúng, nhưng chao ôi! “Án lệnh phạt ngươi, Đức Chúa đã rút lại” Ngôn sứ Xôphônia loan báo là ngay cả trong những lúc tồi tệ nhất, Đức Chúa cũng sẽ không bỏ rơi dân Ngài.

Vậy đó chẳng phải là Thiên Chúa mà chúng ta mừng chờ đợi trong Mùa Vọng sao? Mặc dù chúng ta đang gặp những khó khăn trên thế giới, trong đất nước, và trong giáo hội, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi chúng ta. Thật thế, ngôn sứ nói với chúng ta “Đức Vua của Israel đang ngự giữa ngươi, chính là Đức Chúa” Ngôn sứ kêu gọi chúng ta hãy mở mắt, lắng tai nghe và chú ý là Đức Chúa ở rất gần chúng ta. Bởi thế, bạn có trông thấy Thiên Chúa ở giữa chúng ta: khi chúng ta nói lời an ủi một người đang buồn phiền; hay khi chúng ta bắt đầu lại một đời sống đã tan rã; hay khi chúng ta cảm thấy được tha thứ qua bí tích hòa giải; hay khi chúng ta nghe lời tha thứ của một người mà chúng ta đã xúc phạm; hay khi chúng ta tiếp tục cố gắng tìm quyền lợi cho kẻ khác; hay khi chúng ta cộng tác với tổ chức trong giáo xứ để phát lương thực cho người đói; hay khi chúng ta mua quà cho trẻ em trong lễ Giáng Sinh v.v... Những việc làm này và bao nhiêu việc làm khác là chúng ta đã cùng ngôn xứ Xôphônia loan báo: “Đức Chúa đang ngự giữa chúng ta !”

Ông Gioan Tẩy Giả nói cho chúng ta biết rõ cách dọn đường cho Chúa Kitô đến. Những người đi nghe ông Gioan muốn biết họ phải làm gì để trở nên thành viên của vương quốc sắp đến của Thiên Chúa. Ông ta khuyên họ một cách thiết thực: hãy chia sẻ với người khác trong các nhu cầu cấp thiết của họ; hãy cho người đói ăn; sòng phẳng va công bằng trong kinh doanh. Ông Gioan dùng đời sống của ông để chứng minh lời ông ta khuyên bảo, Ông sống một cuộc đời khắc khổ trong sa mạc, ông dùng trực ngôn mà nói với dân chúng. Đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo. Ông ta khuyên họ khi đến nghe ông ta là không nên tống tiền hay hà hiếp người khác và hãy yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Các người đến nghe ông Gioan đã hiểu họ phải làm gì để dọn đường đón Đấng Thiên Chúa đã xức dầu. Vậy, tất cả những người đó có làm như ông Gioan bảo họ hay không? Hình như nhiều người làm theo lời ông Gioan khuyên bảo vì thánh Luca nói ông ta làm phép rửa cho nhiều người ở sông Giođan.

Còn với chúng ta, Mùa Vọng sẽ ra sao? Chúng ta, những người đã chịu phép rửa, đã làm gì để đáp lại lời ông Gioan khuyên bảo? Trong lúc sửa soạn này, chúng ta cần thay đổi lối sống của chúng ta như thế nào để giải tỏa các điều phiền phức trong cuộc sống? Chúng ta cần phải giúp đỡ những ai vì họ đang gặp khó khăn và đau khổ về thân xác lẫn tâm hồn?

Có thể ông Gioan đã làm cho những người nghe ông ta thất vọng. Có phải họ đang muốn tìm một lời khuyên bảo có tính hiện thực về đời sống thiêng liêng hay không? Họ mong đợi ông Gioan sẽ bảo họ sống đời sống kham khổ như ông ta như là phải cầu nguyện và chay tịnh trong hoang địa chăng? Hay họ an phận với đời sống của họ, và họ muốn ông Gioan khen họ “bạn đã làm điều tốt, hãy tiếp tục đời sống của bạn và bạn sẽ sẵn sàng đón Đấng Mêsia khi Ngài đến”. Vậy thì, đó không phải là điều ông Gioan nói với các người tìm gặp ông ta, vì ông ta nói “anh em hãy thay đổi đời sống của anh em”.

Ông Gioan kêu gọi sự thay đổi về luân lý và nên sám hối. Ông ta không rao giảng lý thuyết, hay chỉ nói về việc Chúa Kitô sắp đến. Ông ta kêu gọi dân chúng hãy hành động ngay, không chờ đợi, vì Đức Chúa sẽ làm dấu chỉ lớn lao cho họ, và họ nên sẵn sàng và chú ý. Sau bao nhiêu thời gian chờ đợi, Đấng Mesia sẽ đến. Những người ra hoang địa nghe ông Gioan và chịu phép rửa của ông ta, hết lòng hưởng ứng lời kêu gọi của ông để thay đổi đời sống của họ. Thiên Chúa đã đến gần. Họ là những gương mẫu cho chúng ta, vì chúng ta cũng muốn mong đợi Đấng Cứu Thế đến để cứu chúng ta thoát khỏi những gì kềm hãm chúng ta trong quá khứ và trong đường lối của thế gian.

Tuy đám đông quần chúng hăng hái đến nghe ông Gioan, ông ta biết ông ta không phải là Đấng mà họ trông đợi. Ông Gioan nói là khi Đấng đó đến, Đấng đó sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần và Lửa. Thánh Thần là Gió sẽ làm cho mọi người biết chọn lựa tách rời hạt lúa ra khỏi vỏ vô dụng của nó, vì hạt lúa mới là chính thức ăn nuôi dưỡng.

Chúa Giêsu là cội nguồn kết hiệp chúng ta với Chúa Thánh Thần và với Đức Chúa và nhờ đó mà liên kết với nhau, Thánh Thần giúp chúng ta sống đời sống đơn giản trung trực và hiến thân mà ông Gioan kêu gọi dân chúng hãy làm theo. Thánh Thần giúp chúng ta, hướng dẫn và cho chúng ta năng lực để theo và kiên nhẫn trong đường lối Chúa Giê-su chỉ bảo. Đời sống của Chúa Giêsu không chỉ riêng cho chúng ta, một số người đã quyết định theo Ngài. Trái lại, vì ơn Chúa Thánh Thần, tất cả chúng ta đều được mời gọi theo Đấng mà chúng ta đã mông đợi trong Mùa Vọng này.

Lm. Jude Siciliano, OP 12/Dec/2018 Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Các Bài Viết Khác: