Weekly Bulletins
View AllParish News
View AllPictures
View AllLời Quý Cha
Mar 17th, 2019Sứ điệp Mùa Chay 2019 của Đức thánh cha Phanxicô
“Muôn loài thụ tạo những trông ngóng nhìn thấy con cái Thiên Chúa được vinh hiển”(Rm 8,19)
Anh chị em thân mến,
Mỗi năm, qua Mẹ Giáo hội, Thiên Chúa lại “ban cho chúng ta mùa hân hoan này để chúng ta dọn mình mừng mầu nhiệm Vượt Qua với tâm trí đã được đổi mới... khi chúng ta nhớ lại những biến cố lớn lao đã đem lại cho chúng ta đời sống mới trong Chúa Kitô” (Kinh Tiền tụng Mùa Chay I). Vì thế chúng ta bước đi trên hành trình từ Phục Sinh năm này đến Phục Sinh năm khác hướng đến ơn cứu độ viên mãn mà chúng ta đã lãnh nhận nhờ mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô – “vì nhờ cậy trông mà chúng ta đã được cứu độ” (Rm 8,24). Mầu nhiệm cứu độ này, đã hoạt động nơi chúng ta trong cuộc sống trần gian, là một tiến trình năng động bao trùm lịch sử cũng như toàn thể thụ tạo. Như Thánh Phaolô nói, “muôn loài thụ tạo những trông ngóng nhìn thấy con cái Thiên Chúa được vinh hiển” (Rm 8,19). Trong viễn cảnh này, tôi muốn đưa ra một vài suy tư để đồng hành với anh chị em trên hành trình hoán cải Mùa Chay sắp tới.
1. Thụ tạo được cứu độ
Cử hành Tam nhật Vượt qua về cuộc thương khó, tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô, đỉnh cao của năm phụng vụ, kêu gọi chúng ta hằng năm thực hiện một hành trình dọn mình, bởi biết rằng đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô (x. Rm 8,29) là một món quà vô giá của lòng Chúa thương xót.
Khi chúng ta sống như con cái của Thiên Chúa, như những người được cứu chuộc, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn (x. Rm 8,14) và biết nhìn nhận và vâng nghe luật Chúa, khởi đi từ luật được ghi khắc trong tâm hồn và trong tự nhiên, chúng ta cũng đem lại lợi ích cho công trình sáng tạo bằng cách cộng tác vào công cuộc cứu độ các thụ tạo. Đó là lý do tại sao Thánh Phaolô nói rằng các thụ tạo trông ngóng nhìn thấy con cái Thiên Chúa được vinh hiển; nói cách khác, tất cả những ai được hưởng ân sủng mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giêsu có thể cảm nghiệm được ân sủng ấy sẽ thành toàn trong việc cứu độ chính thân xác con người. Khi tình yêu của Chúa Kitô biến đổi cuộc sống của các thánh trong tinh thần, thể xác và linh hồn, các ngài ca tụng Chúa. Qua cầu nguyện, chiêm niệm và nghệ thuật, các ngài cũng đưa các thụ tạo khác vào lời ca tụng ấy, như chúng ta thấy Thánh Phanxicô Assisi đã diễn tả một cách tuyệt vời trong “Bài ca Vạn vật” (x.Laudato Si’, 87). Tuy nhiên, trong thế giới này,sựhàihòamàơncứuđộtạonênluônbịđedọabởi sức mạnh tiêu cực của tội lỗi và sự chết.
2. Sức mạnh hủy diệt của tội lỗi
Thật vậy, khi chúng ta không sống như con cái Thiên Chúa, chúng ta thường cư xử theo cách triệt hạ người thâncậnvàcácthụtạokhác–kểcảchúngta–vìchúngta bắt đầu nghĩ, với ý thức ít nhiều, rằng chúng ta có quyền sử dụng chúng theo ý mình. Khi ấy, tính vô độ chiếm ưu thế: chúng ta bắt đầu sống một cuộc sống vượt quá những giới hạn mà chính thân phận và bản tính con người của chúng ta đặt ra. Chúng ta chiều theo những ham muốn bất kham mà Sách Khôn ngoan coi là điển hình của kẻ vô đạo, tức là những người hành động mà chẳng nghĩ gì đến Chúa hoặc hy vọng cho tương lai (x. 2,1-11). Nếu chúng ta không chuyên tâm hướng về lễ Phục sinh, về chân trời Phục sinh, thì não trạng diễn tả trong những khẩu hiệu này sẽ thống lĩnh: “Tôi muốn có mọi thứ và tôi muốn có ngay bây giờ!”, “Quá nhiều thì cũng chẳng bao giờ đủ”.
Gốc rễ của mọi sự dữ, như chúng ta biết, là tội lỗi, mà từ khi xuất hiện lần đầu, nó đã phá vỡ sự hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa, với những người khác và với chính thiên nhiên, mà chúng ta liên kết với nó theo một cách cụ thể qua thân xác của chúng ta. Sự rạn nứt mối hiệp thông với Thiên Chúa cũng huỷ hoại mối tương quan hài hòa của chúng ta với môi trường mà chúng ta được kêu gọi để sống, đến nỗi khu vườn đã trở nên nơi hoang địa (x. St 3,17-18). Tội lỗi đưa con người đến chỗ coi mình là chúa tể của tạo thành, coi mình là chủ nhân tuyệt đối của nó và sử dụng nó, không phải theo mục đích mà Đấng Tạo Hóa đã muốn mà theo lợi ích của riêng mình, gây thiệt hại cho các thụ tạo khác.
Một khi luật của Thiên Chúa, luật yêu thương, bị loại bỏ, thì luật mạnh được yếu thua sẽ thắng thế. Tội lỗi tiềm ẩn trong lòng con người (x. Mc 7,20-23) mang hình dạng của thói tham lam và tìm kiếm an nhàn cách vô độ, thiếu quan tâm đến thiện ích của người khác và thậm chí của chính mình. Nó dẫn đến việc bóc lột thiên nhiên, cả con người lẫn môi trường, do sự thèm muốn vô độ vốn coi mọi ham muốn như một quyền và chẳng sớm thì muộn sẽ hủy diệt tất cả những gì nằm trong tầm tay của nó.
3. Sức mạnh chữa lành của lòng thống hối và ơn tha thứ
Thụ tạo rất cần đến sự vinh hiển của con cái Thiên Chúa, là những người đã trở nên “thụ tạo mới”. Vì “ai ở trong Đức Kitô thì đều là thụ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi” (2 Cr 5,17).Thật vậy, khi được vinh hiển, chính thụ tạo có thể mừng lễ Vượt qua, mở ra cho một trời mới đất mới (x. Kh 21,1). Con đường đến với lễ Phục sinh đòi hỏi chúng ta canh tân bộ mặt và con tim Kitô hữu của mình nhờ việc ăn năn, hoán cải và tha thứ, để sống trọn vẹn ân sủng dồi dào của mầu nhiệm Vượt qua.
Thái độ trông ngóng này, niềm trông đợi này của toàn thể thụ tạo, sẽ được viên mãn khi con cái Thiên Chúa được vinh hiển, nghĩa là khi các Kitô hữu và mọi người quyết tâm đi vào “cơn đau chuyển dạ” của lòng hoán cải. Mọi thụ tạo đều được kêu gọi, cùng với chúng ta, “thoát khỏi sự lệ thuộc vào cảnh hư nát để được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang” (Rm 8,21). Mùa Chay là một dấu chỉ bí tích của cuộc hoán cải này. Mùa Chay mời gọi các Kitô hữu thể hiện mầu nhiệm Vượt qua cách sâu xa và cụ thể hơn trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội của mình, trước hết bằng việc ăn chay, cầu nguyện và làm việc bác ái.
Chay tịnh nghĩa là học cách thay đổi thái độ của chúng ta đối với người khác và với mọi thụ tạo: từ cơn cám dỗ muốn “ngấu nghiến” mọi thứ để thỏa mãn lòng tham đến chỗ sẵn sàng hy sinh vì tình yêu, vốn có thể lấp đầy con tim trống rỗng của chúng ta. Cầu nguyện dạy chúng ta từ bỏ tôn thờ ngẫu tượng và thói tự mãn, đồng thời nhìn nhận rằng chúng ta cần đến Chúa và lòng thương xót của Ngài. Làm việc bác ái giúp chúng ta thoát khỏi sự điên rồ của việc tích trữ mọi thứ cho bản thân mình với ảo tưởng có thể bảo đảm một tương lai vốn chẳng thuộc về chúng ta. Và như thế, để tái khám phá niềm vui của kế hoạch Thiên Chúa đã dành cho thụ tạo và cho mỗi người chúng ta, chính là yêu mến Chúa, yêu thương anh chị em và toàn thế giới, để gặp được hạnh phúc thực sự của chúng ta nơi tình yêu ấy.
Anh chị em thân mến, thời gian “chay tịnh” 40 ngày mà Con Thiên Chúa đã trải qua ở hoang địa thiên nhiên nhằm làm cho nơi ấy lại trở thành khu vườn hiệp thông với Thiên Chúa như trước khi có tội nguyên tổ (x. Mc 1,12- 13; Is 51,3). Mong sao Mùa Chay năm nay của chúng ta sẽ là một hành trình trên cùng con đường ấy, mang lại niềm hy vọng của Chúa Kitô cho mọi thụ tạo, để thụ tạo “thoát khỏi sự lệ thuộc vào cảnh hư nát, được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang” (Rm 8,21). Chúng ta đừng để cho mùa ân sủng này qua đi cách vô ích! Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta cất bước trên con đường hoán cải thực sự. Chúng ta hãy từ bỏ thói ích kỷ và chỉ biết đến mình, để hướng về sự Phục sinh của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy gần gũi với những người anh chị em của chúng ta đang túng thiếu, chia sẻ với họ của cải tinh thần và vật chất. Như thế, khi đón nhận cuộc vinh thắng của Chúa Kitô đối với tội lỗi và sự chết vào trong đời sống của chúng ta một cách cụ thể, chúng ta cũng sẽ chiếu tỏa quyền năng có sức biến đổi của chiến thắng ấy cho mọi loài thụ tạo.
Vatican, ngày 4 tháng Mười 2018, Lễ thánh Phanxicô Assisi Phanxicô (Chuyển ngữ: Minh Đức)
Các Bài Viết Khác:
- Ngày Lễ Khánh Thành Linh Đài Đức Mẹ La Vang -Oct 9th, 2021
- Tâm Tình Tạ Ơn Của Người Mục TửCùng Tạ Ơn Chúa Năm... -Feb 12th, 2021
- Sống bác ái, hiệp thông để cùng nhau thăng tiến -Sep 5th, 2020
- CÔNG VIỆC MỤC VỤ XỨ ĐẠO CỦA QUÝ CHA VÀ BAN THƯỜNG... -May 16th, 2020
- Tâm Tình Người Mục Tử giữa cơn đại dịch viêm phổi 4... -Apr 25th, 2020
- TÂM TÌNH NGƯỜI MỤC TỬ (2) -Mar 28th, 2020
- 19 tháng 3 lễ thánh Giuse Sống Đức Tin Theo Gương Thánh... -Mar 13th, 2020
- Chúa Nhật II Mùa Chay A -Mar 6th, 2020
- Tại sao kính thánh Giuse vào tháng ba? -Feb 29th, 2020
- Thứ Tư Lễ Tro: Lịch sử và ý nghĩa thần học phụng... -Feb 22nd, 2020
- Đức Chúa để mắt nhìn xem những ai kính sợ Người -Feb 14th, 2020
- Vì Sao Người Công Giáo Cầu Xin Thánh Rôcô Trước Đại Dịch... -Feb 7th, 2020
- Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Chúa Nhật Lời Chúa đầu... -Feb 2nd, 2020
- Thư Mục Vụ của Giáo Phận Công Giáo Alberta và Northwest Territories... -Jan 19th, 2020
- TÔN KÍNH TỔ TIÊN -Jan 10th, 2020
- Tóm tắt sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Hoà... -Jan 3rd, 2020
- Gia đình cộng đoàn yêu thương -Dec 27th, 2019
- Đón Mừng Giáng Sinh bằng việc Trưng Bày Máng Cỏ -Dec 20th, 2019
- GIOAN TẨY GIẢ ĐÃ TÌM THẤY -Dec 15th, 2019
- HÃY THỐNG HỐI, VÌ NƯỚC TRỜI GẦN ĐẾN -Dec 7th, 2019
- Tháng Mười Một : Tháng của yêu thương và cho đi -Nov 16th, 2019
- Ích lợi của việc xin lễ cầu cho các linh hồn luyện... -Nov 11th, 2019
- Tháng các linh hồn: ‘tương tác’ với ông bà tổ tiên -Nov 1st, 2019
- Tóm Lược Về Mục "Tôi Tin Hằng Sống Vậy" -Oct 25th, 2019
- CHUỖI MÂN CÔI - LỜI KINH CỦA GIA ĐÌNH VÀ CHO GIA... -Oct 18th, 2019
- NGUỒN GỐC LỄ TẠ ƠN -Oct 14th, 2019
- Không ai có thể được cứu độ nhờ tiền -Sep 21st, 2019
- Cha Humbert Kilanowski, loan báo Tin Mừng qua bóng chày -Sep 16th, 2019
- ĐỂ LÀM MÔN ĐỆ CHÚA YÊU -Sep 6th, 2019
- Cuộc đời ngắn ngủi nhưng thánh thiện của Nicola Perin -Aug 31st, 2019
- Câu chuyện “tượng Đức Mẹ bị vỡ”: từ bãi rác đến cuộc... -Jul 19th, 2019
- Ý Nghĩa Và Lịch Sử Của Đại Lễ Kính Mình và Máu... -Jun 21st, 2019
- SỐNG YÊU THƯƠNG VÀ HIỆP THÔNG -Jun 14th, 2019
- Tình yêu của Chúa Kitô giúp chúng ta yêu những người “ở... -May 31st, 2019
- Đức Mẹ đã hứa ban 15 ơn lành cho những ai siêng... -May 3rd, 2019
- Đôi Nét Lịch SửNgày Lễ Lòng Chúa Xót Thương -Apr 26th, 2019
- Ý NGHĨA LỄ LÁ 9 điều cần biết về lễ Lá -Apr 12th, 2019
- TỘI VÀ LỖI KHÁC NHAU THẾ NÀO? -Apr 5th, 2019
- Con người của Mùa Chay -Mar 29th, 2019
- Hãy hoán cải vì Chúa giầu lòng xót thương -Mar 22nd, 2019
- CẦN HIỂU THÊM VỀ LUẬT ĂN CHAY VÀ KIÊNG THỊT -Mar 8th, 2019
- TUẦN CẦU NGUYỆN CHO HIỆP NHẤT CÁC TÍN HỮU KITÔ 2019 -Jan 25th, 2019
- NĂM 2018, GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM CÙNG ĐỒNG HÀNH -Jan 13th, 2019
- LỄ HIỂN LINH NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA -Jan 6th, 2019
- Ý nghĩa Hang đá Bê lem -Dec 30th, 2018
- NGƯỜI ĐỌC SÁCH THÁNH TRONG THÁNH LỄ -Dec 23rd, 2018
- 3rd Sunday of Advent C -Dec 15th, 2018
- MÙA GIÁNG SINH 2018 CÓ GÌ LẠ TẠI GIÁO XỨ THÁNH VINH... -Dec 4th, 2018
- Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới... -Nov 24th, 2018
- MỪNG NĂM THÁNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM (1988-2018) -Nov 17th, 2018
- Về việc xin lễ cho các linh hồn mồ côi và thai... -Nov 9th, 2018
- THAM DỰ THÁNH LỄ NUÔI SỐNG LINH HỒN, PHÁT TRIỂN GIÁO XỨ... -Nov 2nd, 2018
- Cầu nguyện cho người khác bằng Kinh Mân Côi -Oct 27th, 2018
- SUY NIỆM LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI -Oct 19th, 2018
- Sức Mạnh Của Chuỗi Mân Côi -Oct 17th, 2018
- LỜI MỜI GỌI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA VIỆT NAM Ở KHẮP NƠI... -Oct 8th, 2018
- Hành hương Đền Thánh Giuse ở Montreal Canada (tiếp theo) -Sep 28th, 2018
- Hành hương Đền Thánh Giuse ở Montreal Canada -Sep 21st, 2018
- Ý nghĩa bức họa Các Thánh Tử Đạo Việt Nam -Sep 15th, 2018
- Mừng 30 năm các Thánh tử đạo Việt Nam -Sep 7th, 2018
- Tình Nghĩa Gia Đình Theo Gương Tiền Nhân -Sep 2nd, 2018
- Ba ngày Đại Hội Thánh Mẫu -Aug 25th, 2018
- Sứ Điệp Mẹ La Vang -Aug 22nd, 2018
- Mẹ La Vang Mẹ của người bị áp bức -Aug 9th, 2018
- Sống Bác Ái Theo Gương Các Tiền Nhân -Aug 2nd, 2018
- THỪA TÁC VIÊN NGOẠI THƯỜNG TRAO MÌNH THÁNH CHÚA -Jul 27th, 2018
- CHUYỆN MỘT NGÀY VÀ CHUYỆN MỘT ĐỜI -Jul 20th, 2018
- Lễ Hội Trong Đời Sống Gia Đình -Jul 9th, 2018
- THƯ CÔNG BỐ NĂM THÁNH TÔN VINH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT... -Jun 29th, 2018
- CẦU NGUYỆN TRONG GIA ÐÌNH -Jun 25th, 2018
- HẠT GIỐNG -Jun 15th, 2018
- CẦU NGUYỆN TRONG GIA ĐÌNH -Jun 11th, 2018
- LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ, VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ -Jun 1st, 2018
- NGƯỜI ĐỌC SÁCH THÁNH TRONG THÁNH LỄ -May 30th, 2018
- Mười lời khuyên của ĐGH Phanxicô để nên Thánh -May 23rd, 2018
- Thiên Đàng Tuổi Thơ -May 23rd, 2018
- Tháng Hoa Mừng Kính Đức Mẹ Maria -May 5th, 2018
- Trước hiện tượng tôn giáo ‘Hội Thánh Đức Chúa Trời’, Ki-tô hữu... -Apr 27th, 2018
- TẠI SAO ĐỨNG KHI ĐỌC KINH “LẠY NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG” ?... -Apr 21st, 2018
- Giáo Dục Đức Tin Cho Con Cái -Apr 14th, 2018
- Tam Nhật Thánh: Suy niệm về Sự Chết và Sự Sống Lại,... -Apr 7th, 2018
- Phục sinh bắt đầu với hành trình sứ vụ và loan báo... -Apr 1st, 2018
- Đừng nghĩ mình cao hơn -Mar 24th, 2018
- Tại sao tôi sợ đi xưng tội? -Mar 16th, 2018
- THÁNH GIUSE SỐNG ƠN GỌI BẢO VỆ CHÚA GIÊSU VÀ ĐỨC MẸ -Mar 11th, 2018
- Giáo Dục Con Cái Nên Người -Mar 5th, 2018
- Tâm Tình Tạ Ơn Chúa Đầu Năm -Feb 24th, 2018
- Sứ điệp Mùa Chay 2018 của ĐGH Phanxicô -Feb 17th, 2018
- GIÁO XỨ HỢP NHẤT -Feb 17th, 2018
- Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam -Feb 6th, 2018
- LINH ĐẠO GIÁO DÂN (phần II) -Feb 8th, 2018
- Linh đạo giáo dân (phần I) -Jan 20th, 2018
- TÂM TÌNH CỦA NGƯỜI PHỤC VỤ NGÀY ĐẦU NĂM 2018 -Jan 13th, 2018
- TẠI SAO GỌI LÀ LỄ BA VUA? -Jan 6th, 2018
- TÂN BAN THƯỜNG VỤ (2018-2020) -Dec 30th, 2017
- THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM DÂN NGƯỜI -Dec 22nd, 2017
- Cảnh hang đá, cây thông Giáng Sinh là những dấu hiệu giúp... -Dec 16th, 2017
- Ai chờ mong ai ? -Dec 8th, 2017
- SỐNG MÙA VỌNG -Dec 2nd, 2017
- Tại Sao Chúng Ta Phải Cầu Nguyện Cho Các Linh Hồn? -Nov 26th, 2017
- TRAO QUYỀN MỤC TỬ TẠI GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM -Sep 4th, 2017
- NHẬM CHỨC GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM -Aug 24th, 2017
- NGÀY TRAO NHIỆM VỤ MỤC TỬ GIÁO XỨ THÁNH VINH SON LIÊM... -Aug 18th, 2017
- Kính thưa quý thành viên Hội Đồng Mục Vụ, Hội Đồng Tài... -Aug 11th, 2017
- Đón Nhận Nhiệm Vụ Tại Giáo Xứ Thánh Vinh Sơn Liêm 01/08/2017... -Aug 4th, 2017