Weekly Bulletins
View AllParish News
View AllPictures
View AllLời Quý Cha
Feb 7th, 2020Vì Sao Người Công Giáo Cầu Xin Thánh Rôcô Trước Đại Dịch Virus Corona?
Kính thưa quý cụ, quý ông bà và anh chị em. Trong những ngày qua chúng ta đã nghe được những thông tin về một loại vi trùng Corona “Viêm Phổi Cấp Tính” đang hoành trên thế giới. Chúng ta cùng hiệp thông với toàn thể Giáo Hội và cách riêng theo ý Đức Giáo Hoàng dâng lời cầu khẩn lên Chúa nhân dịp lễ Đức Mẹ Lộ Đức thứ Ba ngày 11/02.
Vào cuối những lễ cuối tuần này và vào chính ngày lễ chúng con sẽ cư hành nghi thức xức dầu cho những ai có nhu cầu cần đến cho đời sống thiêng liêng được thêm ơn thánh và cầu xin ơn chữa lành cho mọi người phần hồn và phần xác.
Việc cầu nguyện cho chống lại dịch bệnh Viêm Phổi Cấp Tính, chúng con mời gọi quý vị từ Chúa nhật này cho đến cuối tuần sau tại nhà thờ hay tại gia đình chúng ta cùng cậy nhờ vị thánh tên là Rô Cô theo tiểu sử sau đây, chúng ta xin Ngài bầu cử cùng Chúa cho có các loại thuốc để chữa trị; cho có những quốc gia có những người tài giỏi và dám hy sinh đến chữa trị những người bệnh tật và đẩy lui căn bệnh hiểm nghèo này , giúp cho thế giới được bình an và không lây lan cả đến chúng ta.
Là người Công giáo, trước đại dịch do virus Corona, chúng ta chạy đến với Đức Mẹ hay các thánh, cách riêng thánh Rôcô như một lẽ thường tình. Vì sao vậy ?
Cuộc đời của Thánh Roch
Thánh Rô-cô, trong tiếng Pháp là Roch, sinh khoảng năm 1350 tại quê cha, thành phố Montpellier, nước Pháp, mất vào khoảng năm 1378 ở quê mẹ, tại vùng Lombardia, nước Ý. Lễ kính Ngài vào ngày 16 tháng 8 trong Giáo hội Công giáo, là vị thánh bảo trợ cho những người lữ hành, cho các bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ da liễu, cho động vật, nhất là trước cái cơn bệnh dịch.
Ngài sinh ra và lớn lên thời cuộc chiến Trăm Năm giữa Anh và Pháp (1337-1453), giữa trận dịch hạch đen lớn, kéo dài hai năm và tàn sát một phần ba dân số phương Tây.
Tên của ngài rất phổ biến ở Pháp và Ý, nhưng có vẻ như Ngài xuất thân từ gia đình Roch de La Croix, một dòng họ quan trọng ở thế kỷ XVI. Cha của Ngài, Jean Roch de La Croix, một chức sắc của thành phố. Mẹ Ngài, bà Liberia, đến từ thành phố Bologna, Lombardia, nước Ý.
Thánh nhân đã được lớn lên trong môi trường Kitô giáo đạo hạnh. Ngài đã được rửa tội tại Vương cung thánh đường Đức Bà, cũng là trung tâm của đời sống tinh thần, trí tuệ và xã hội của thành phố Montpellier.
Thời niên thiếu, có lẽ Ngài đã học nơi các cha Dòng Đa Minh trước khi theo học y khoa. Ngài đã trải qua các cơn dịch hạch khủng khiếp từ năm 1358 đến 1361. Tại Montpellier, đại dịch này đã cướp đi hàng trăm sinh mạng mỗi ngày.
Khoảng năm 17-20 tuổi, Rôcô mồ côi cha mẹ. Là người có học thức, lại được hưởng gia tài lớn của cha mẹ, Rôcô quyết định bán tất cả cho người nghèo. Ngài gia nhập Dòng ba Phan Sinh (dành cho giáo dân). Ngài mặc trang phục của những người hành khất, lãnh phép lành của Đức Giám mục Maguelone và lên đường hành hương sang Roma.
Ngài đến Viterbo, cách kinh thành vĩnh cửu (Roma) vài ngày, vào tháng 7 năm 1367. Ngài ở lại ba tháng vì bệnh dịch hạch đang hoành hành ở đó. Ngài áp dụng kiến thức y khoa, kết hợp với làm dấu Thánh giá và cầu nguyện cho những người đau khổ, và nhiều người đã được ơn khỏi bệnh.
Thánh nhân tiếp tục cuộc hành trình đến Roma dù biết rằng ở Cesena (gần Roma) dịch bệnh đang hoành hành. Ngài đến làm những gì Thiên Chúa mong đợi, và một lần nữa Ngài cứu giúp nhiều người khỏi bệnh. Cuối cùng Ngài đến Roma, vào đầu năm 1368 và có lẽ chăm sóc các bệnh nhân tại bệnh viện Chúa Thánh Thần. Một vị Hồng y được chữa lành nhờ sự chăm sóc của Ngài. Đó là người đã đưa thánh nhân gặp Đức Giáo hoàng Urban V và Đức Giáo hoàng đã thốt lên: «Ta tưởng hiền đệ về Trời rồi!», và Ngài được đấng kế vị thánh Phêrô ban ơn toàn xá. Năm 1370, Rôcô rời Roma dự định trở về quê hương. Vào tháng 7 năm 1371, Ngài ở Plaisance, Bệnh viện Đức Bà ở Bethlehem, gần nhà thờ thánh Anna, nơi Ngài giúp đỡ, chữa lành và an ủi người bệnh.
Trên đường về, Ngài bị nhiễm dịch tả, nên đã tự lánh vào trong hang ở Sarmato, vùng Emilia-Romagna nước Ý . Chính nơi này, Ngài có suối nước để uống và nhất là có một chú chó mang cho Ngài bánh mì. Chủ nhân của chú chó có thể là ông quý tộc Gothard Pallastrelli, người sau này trở thành môn đệ của thánh nhân. Ông cũng là người viết tiểu sử đầu tiên về vị thánh và là tác giả của bức chân dung thực sự duy nhất của ông được bảo tồn ở Plaisance, trong nhà thờ thánh Anna. Chuyện kể lại một thiên thần đã giải cứu thánh Rôcô. Ngài đã hồi phục sức khỏe và trở lại Plaisance chăm sóc những người nhiễm bệnh dịch, thể hiện một lòng dũng cảm và tính nhân văn đáng kính. Ngài lại lên đường, nhưng gặp cảnh chiến tranh kéo dài từ năm 1371 đến 1375. Ngài bị bắt vì tình nghi là gián điệp. Ngài có thể minh oan, nhờ người chú làm quan trong thành phố. Nhưng trung thành với mong ước mai danh ẩn tích, thánh Rôcô đã không tiết lộ danh tính và xin tiếp tục cuộc hành trình như một “đầy tớ khiêm nhường của Chúa”.
Yêu cầu của Ngài đã bị từ chối, và Ngài bị tống vào tù suốt 5 năm trời. Ngài chỉ tiết lộ danh tính của mình cho một linh mục, vào đêm trước khi qua đời, xảy ra vào thứ ba ngày 16 tháng 8 năm 1379.
Thánh nhân được mai táng ở Voghera vùng Lombardia, tây bắc nước Ý. Vào khoảng năm 1382, dân trong vùng đã cử hành lễ dâng kính Ngài cách công khai. Hài cốt của thánh nhân đã bị đánh cắp vào tháng 2 năm 1485 và được chuyển đến thành phố Venice, bắc Ý.
Phần lớn thánh tích vẫn còn ở Venice trong nhà thờ Scuola Grande di San Rocco. Năm 1856, một chiếc xương ống chân của Ngài đã được trao cho nhà thờ Saint-Paul ở Montpellier, phía sau thánh đường thánh Roch, ngày nay là nơi lưu giữ thánh tích và chiếc gậy lữ hành của Ngài.
Lòng sùng kính Thánh Rôcô
Thánh Rôcô là một trong những gương mặt được yêu thích nhất của thế kỷ XIV. Ngài không để lại một câu nói hay một chữ viết, nhưng ngay sau khi chết, Ngài đã được cầu khấn như một vị đại thánh. Nhiều vị giáo hoàng ủng hộ việc xây dựng các đền thánh dâng kính Ngài. Thành phố Montpellier dâng kính một nguyện đường cho Ngài vào năm 1420 và tổ chức lễ vào ngày 16 tháng 8. Vào năm 1629, Đức Giáo hoàng Urbano VIII xác nhận lòng sùng kính qua hai văn bản công nhận đời sống đạo đức và ơn làm phép lạ của Ngài. Lòng sùng kính thánh Rôcô bắt đầu ở Ý rồi từ Montpellier quê hương, dần dần, thánh nhân được tôn kính khắp cả trong châu Âu, và vượt đại dương tới các thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha của Mỹ, Tây Ấn. Hàng ngàn nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường dành riêng kính Ngài trên toàn thế giới: chừng 3.000 ở Ý, trong đó có 250 giáo xứ, 74 thành phố và 36 khu phố ở các thành phố lớn mang tên Ngài.
Thánh Rôcô là đấng bảo trợ và chữa lành bệnh dịch hạch, một vinh quang phi thường – mà hiếm có vị thánh nào giữa thế kỷ XV và XVIII –được như Ngài. Ngài đã thu hút hàng trăm tác phẩm nghệ thuật hội họa, và là một trong những vị thánh được tái hiện nhiều nhất trong nghệ thuật. Văn hào Pháp, Albert Camus (1913-1960) trong tiểu thuyết Dịch Hạch (La Peste) nổi tiếng, đã mô tả một đám rước lớn dân chúng tôn vinh thánh Rôcô.Tuy nhiên, ở Việt Nam, có lẽ hiếm có nhà thờ nào mang tước hiệu thánh Rôcô, ngoài một ngôi nhà nguyện nhỏ, ở trong quần thể nhà thờ Phát Diệm do cha Phêrô Trần Lục xây dựng. Đó là một trong bốn ngôi nhà thờ cạnh, được dựng năm 1895, ở phía đông nam nhà thờ chính tòa Phát Diệm, mang tên Nhà thờ Thánh Rôcô.
Theo lịch sử truyền lại, nhà thờ này ban đầu dâng kính Thánh Gioan Tiền hô, đến năm 1923 có dịch tả, giáo dân kêu cầu Thánh Rôcô mà được khỏi, nên Nhà thờ cạnh này được đổi tên dâng kính Ngài.
Một điều liên tưởng thú vị là vị Giám mục đầu tiên của Phát Diệm (1901-1933), Đức Cha Alexandre Marcou Thành (1857-1939) cũng là người đồng hương với thánh Rôcô, quê ở thành phố Monpellier, miền nam nước Pháp. Có lẽ đây cũng chính là lý do mà thánh nhân đã được vị chủ chăn của Phát Diệm bấy giờ dâng lời cầu khấn khi dịch tả xảy ra và sau này chính Ngài cho đổi tên nhà nguyện để kính nhớ thánh nhân ?!
Đôi lời tạm kết Dù cách xa nhiều thế kỷ, dường như thánh Rôcô vẫn còn là gương mặt hiện đại và lôi cuốn phản chiếu dung mạo Đức Kitô, một tia hi vọng cho nhân loại đang hoang mang đối diện với dịch bệnh khôn lường do virus Corona gây ra.
Gương thánh nhân tiếp tục khơi dậy cảm xúc, và quy tụ mọi người thành tâm thiện chí xích lại với nhau, để cùng ra tay cứu giúp đồng loại và đối diện với đại dịch bằng tâm tình tin yêu, phó thác, cầu nguyện dâng Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của thánh Rôcô.
Chúng con đề nghị mỗi gia đình khi đọc kinh tối hay sáng chúng ta đọc thêm kinh Ông Thánh Rô Cô như sau.
Kinh Ông Thánh Rô-cô
« Lạy ông Thánh Rô-Cô là Đấng có lộc,
bởi Thánh Cả đã đặng công trọng trước mặt Đức Chúa Trời,
thì chúng con nương vì công nghiệp ấy
chắc sẽ đặng cứu khỏi thần khí hay lây và đặng bình an vô sự.
Xin ông Thánh Rô-cô cầu cho chúng con,hầu cho chúng con thoát khỏi ôn dịch truyền nhiễm.
Lạy Chúa là Đấng đã sai Thiên Thần nuôi dưỡng Ông Thánh Rô-cô
và đã hứa cùng Người rằng: “Kẻ nào lấy lòng sốt sắng mà khẩn cầu ông Thánh Rô-cô,
thì chẳng hề mắc phải ôn dịch chút nào.
Vậy chúng con xin nhờ lời ông Thánh Rô-cô chuyển cầu cho chúng con,
dám xin Chúa vì công nghiệp Người,
khẩn cứu chúng con hồn xác đều khỏi ôn dịch hiểm nghèo,
vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con.
Amen”
Các Bài Viết Khác:
- Ngày Lễ Khánh Thành Linh Đài Đức Mẹ La Vang -Oct 9th, 2021
- Tâm Tình Tạ Ơn Của Người Mục TửCùng Tạ Ơn Chúa Năm... -Feb 12th, 2021
- Sống bác ái, hiệp thông để cùng nhau thăng tiến -Sep 5th, 2020
- CÔNG VIỆC MỤC VỤ XỨ ĐẠO CỦA QUÝ CHA VÀ BAN THƯỜNG... -May 16th, 2020
- Tâm Tình Người Mục Tử giữa cơn đại dịch viêm phổi 4... -Apr 25th, 2020
- TÂM TÌNH NGƯỜI MỤC TỬ (2) -Mar 28th, 2020
- 19 tháng 3 lễ thánh Giuse Sống Đức Tin Theo Gương Thánh... -Mar 13th, 2020
- Chúa Nhật II Mùa Chay A -Mar 6th, 2020
- Tại sao kính thánh Giuse vào tháng ba? -Feb 29th, 2020
- Thứ Tư Lễ Tro: Lịch sử và ý nghĩa thần học phụng... -Feb 22nd, 2020
- Đức Chúa để mắt nhìn xem những ai kính sợ Người -Feb 14th, 2020
- Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Chúa Nhật Lời Chúa đầu... -Feb 2nd, 2020
- Thư Mục Vụ của Giáo Phận Công Giáo Alberta và Northwest Territories... -Jan 19th, 2020
- TÔN KÍNH TỔ TIÊN -Jan 10th, 2020
- Tóm tắt sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Hoà... -Jan 3rd, 2020
- Gia đình cộng đoàn yêu thương -Dec 27th, 2019
- Đón Mừng Giáng Sinh bằng việc Trưng Bày Máng Cỏ -Dec 20th, 2019
- GIOAN TẨY GIẢ ĐÃ TÌM THẤY -Dec 15th, 2019
- HÃY THỐNG HỐI, VÌ NƯỚC TRỜI GẦN ĐẾN -Dec 7th, 2019
- Tháng Mười Một : Tháng của yêu thương và cho đi -Nov 16th, 2019
- Ích lợi của việc xin lễ cầu cho các linh hồn luyện... -Nov 11th, 2019
- Tháng các linh hồn: ‘tương tác’ với ông bà tổ tiên -Nov 1st, 2019
- Tóm Lược Về Mục "Tôi Tin Hằng Sống Vậy" -Oct 25th, 2019
- CHUỖI MÂN CÔI - LỜI KINH CỦA GIA ĐÌNH VÀ CHO GIA... -Oct 18th, 2019
- NGUỒN GỐC LỄ TẠ ƠN -Oct 14th, 2019
- Không ai có thể được cứu độ nhờ tiền -Sep 21st, 2019
- Cha Humbert Kilanowski, loan báo Tin Mừng qua bóng chày -Sep 16th, 2019
- ĐỂ LÀM MÔN ĐỆ CHÚA YÊU -Sep 6th, 2019
- Cuộc đời ngắn ngủi nhưng thánh thiện của Nicola Perin -Aug 31st, 2019
- Câu chuyện “tượng Đức Mẹ bị vỡ”: từ bãi rác đến cuộc... -Jul 19th, 2019
- Ý Nghĩa Và Lịch Sử Của Đại Lễ Kính Mình và Máu... -Jun 21st, 2019
- SỐNG YÊU THƯƠNG VÀ HIỆP THÔNG -Jun 14th, 2019
- Tình yêu của Chúa Kitô giúp chúng ta yêu những người “ở... -May 31st, 2019
- Đức Mẹ đã hứa ban 15 ơn lành cho những ai siêng... -May 3rd, 2019
- Đôi Nét Lịch SửNgày Lễ Lòng Chúa Xót Thương -Apr 26th, 2019
- Ý NGHĨA LỄ LÁ 9 điều cần biết về lễ Lá -Apr 12th, 2019
- TỘI VÀ LỖI KHÁC NHAU THẾ NÀO? -Apr 5th, 2019
- Con người của Mùa Chay -Mar 29th, 2019
- Hãy hoán cải vì Chúa giầu lòng xót thương -Mar 22nd, 2019
- Sứ điệp Mùa Chay 2019 của Đức thánh cha Phanxicô -Mar 17th, 2019
- CẦN HIỂU THÊM VỀ LUẬT ĂN CHAY VÀ KIÊNG THỊT -Mar 8th, 2019
- TUẦN CẦU NGUYỆN CHO HIỆP NHẤT CÁC TÍN HỮU KITÔ 2019 -Jan 25th, 2019
- NĂM 2018, GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM CÙNG ĐỒNG HÀNH -Jan 13th, 2019
- LỄ HIỂN LINH NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA -Jan 6th, 2019
- Ý nghĩa Hang đá Bê lem -Dec 30th, 2018
- NGƯỜI ĐỌC SÁCH THÁNH TRONG THÁNH LỄ -Dec 23rd, 2018
- 3rd Sunday of Advent C -Dec 15th, 2018
- MÙA GIÁNG SINH 2018 CÓ GÌ LẠ TẠI GIÁO XỨ THÁNH VINH... -Dec 4th, 2018
- Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Giới Trẻ Thế Giới... -Nov 24th, 2018
- MỪNG NĂM THÁNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM (1988-2018) -Nov 17th, 2018
- Về việc xin lễ cho các linh hồn mồ côi và thai... -Nov 9th, 2018
- THAM DỰ THÁNH LỄ NUÔI SỐNG LINH HỒN, PHÁT TRIỂN GIÁO XỨ... -Nov 2nd, 2018
- Cầu nguyện cho người khác bằng Kinh Mân Côi -Oct 27th, 2018
- SUY NIỆM LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI -Oct 19th, 2018
- Sức Mạnh Của Chuỗi Mân Côi -Oct 17th, 2018
- LỜI MỜI GỌI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA VIỆT NAM Ở KHẮP NƠI... -Oct 8th, 2018
- Hành hương Đền Thánh Giuse ở Montreal Canada (tiếp theo) -Sep 28th, 2018
- Hành hương Đền Thánh Giuse ở Montreal Canada -Sep 21st, 2018
- Ý nghĩa bức họa Các Thánh Tử Đạo Việt Nam -Sep 15th, 2018
- Mừng 30 năm các Thánh tử đạo Việt Nam -Sep 7th, 2018
- Tình Nghĩa Gia Đình Theo Gương Tiền Nhân -Sep 2nd, 2018
- Ba ngày Đại Hội Thánh Mẫu -Aug 25th, 2018
- Sứ Điệp Mẹ La Vang -Aug 22nd, 2018
- Mẹ La Vang Mẹ của người bị áp bức -Aug 9th, 2018
- Sống Bác Ái Theo Gương Các Tiền Nhân -Aug 2nd, 2018
- THỪA TÁC VIÊN NGOẠI THƯỜNG TRAO MÌNH THÁNH CHÚA -Jul 27th, 2018
- CHUYỆN MỘT NGÀY VÀ CHUYỆN MỘT ĐỜI -Jul 20th, 2018
- Lễ Hội Trong Đời Sống Gia Đình -Jul 9th, 2018
- THƯ CÔNG BỐ NĂM THÁNH TÔN VINH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT... -Jun 29th, 2018
- CẦU NGUYỆN TRONG GIA ÐÌNH -Jun 25th, 2018
- HẠT GIỐNG -Jun 15th, 2018
- CẦU NGUYỆN TRONG GIA ĐÌNH -Jun 11th, 2018
- LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ, VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ -Jun 1st, 2018
- NGƯỜI ĐỌC SÁCH THÁNH TRONG THÁNH LỄ -May 30th, 2018
- Mười lời khuyên của ĐGH Phanxicô để nên Thánh -May 23rd, 2018
- Thiên Đàng Tuổi Thơ -May 23rd, 2018
- Tháng Hoa Mừng Kính Đức Mẹ Maria -May 5th, 2018
- Trước hiện tượng tôn giáo ‘Hội Thánh Đức Chúa Trời’, Ki-tô hữu... -Apr 27th, 2018
- TẠI SAO ĐỨNG KHI ĐỌC KINH “LẠY NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG” ?... -Apr 21st, 2018
- Giáo Dục Đức Tin Cho Con Cái -Apr 14th, 2018
- Tam Nhật Thánh: Suy niệm về Sự Chết và Sự Sống Lại,... -Apr 7th, 2018
- Phục sinh bắt đầu với hành trình sứ vụ và loan báo... -Apr 1st, 2018
- Đừng nghĩ mình cao hơn -Mar 24th, 2018
- Tại sao tôi sợ đi xưng tội? -Mar 16th, 2018
- THÁNH GIUSE SỐNG ƠN GỌI BẢO VỆ CHÚA GIÊSU VÀ ĐỨC MẸ -Mar 11th, 2018
- Giáo Dục Con Cái Nên Người -Mar 5th, 2018
- Tâm Tình Tạ Ơn Chúa Đầu Năm -Feb 24th, 2018
- Sứ điệp Mùa Chay 2018 của ĐGH Phanxicô -Feb 17th, 2018
- GIÁO XỨ HỢP NHẤT -Feb 17th, 2018
- Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam -Feb 6th, 2018
- LINH ĐẠO GIÁO DÂN (phần II) -Feb 8th, 2018
- Linh đạo giáo dân (phần I) -Jan 20th, 2018
- TÂM TÌNH CỦA NGƯỜI PHỤC VỤ NGÀY ĐẦU NĂM 2018 -Jan 13th, 2018
- TẠI SAO GỌI LÀ LỄ BA VUA? -Jan 6th, 2018
- TÂN BAN THƯỜNG VỤ (2018-2020) -Dec 30th, 2017
- THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM DÂN NGƯỜI -Dec 22nd, 2017
- Cảnh hang đá, cây thông Giáng Sinh là những dấu hiệu giúp... -Dec 16th, 2017
- Ai chờ mong ai ? -Dec 8th, 2017
- SỐNG MÙA VỌNG -Dec 2nd, 2017
- Tại Sao Chúng Ta Phải Cầu Nguyện Cho Các Linh Hồn? -Nov 26th, 2017
- TRAO QUYỀN MỤC TỬ TẠI GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM -Sep 4th, 2017
- NHẬM CHỨC GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM -Aug 24th, 2017
- NGÀY TRAO NHIỆM VỤ MỤC TỬ GIÁO XỨ THÁNH VINH SON LIÊM... -Aug 18th, 2017
- Kính thưa quý thành viên Hội Đồng Mục Vụ, Hội Đồng Tài... -Aug 11th, 2017
- Đón Nhận Nhiệm Vụ Tại Giáo Xứ Thánh Vinh Sơn Liêm 01/08/2017... -Aug 4th, 2017